Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Không những ăn đúng, để phòng tránh ung thư bạn còn phải biêt cách “ăn sạch”

Ăn sạch là gì?

Không có khái niệm chính về "ăn sạch", nhưng tựu chung lại nó bao gồm các điểm sau:

- Chế độ ăn thực phẩm nguyên bản

- Hạn chế tối thiểu các thực phẩm chế biến

- Gần với các nông trại và vùng đất nhất có thể (ăn các loại cây trồng địa phương, vật nuôi ăn cỏ….)

- Tuyệt đối không ăn thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, kích thích tố hoặc có chứa kháng sinh

Như vậy, cùng với “ăn đúng” thì ăn sạch sẽ giúp bạn tránh được các độc tố bị đưa vào thực phẩm do quá trình nuôi trồng, bảo quản và chế biến. Điều này là rất quan trọng, bởi các độc tố này sẽ tích tụ dần trong cơ thể theo năm tháng, và gây ra vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là ung thư.

Tuy nhiên, để có được một chế độ “ăn sạch” không dễ dàng, đặc biệt là khi thực phẩm công nghiệp, thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay. Bạn có thể tham khảo 9 nguyên tắc dưới đây để tạo lập chế độ “ăn sạch” cho mình. 1. Tiêu thụ thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc như bông cải xanh, ngũ cốc, yến mạch, đậu, thịt gà tươi sống là yếu tố quan trọng trong ăn uống sạch. Hạn chế tối đa thực phẩm đóng gói từ trái cây đến thịt hộp, bánh kẹo. Hạn chế ăn đồ ăn vặt và thực phẩm đã chế biến bởi chúng có hàm lượng natri cũng như các chất nhân tạo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán nếu phải ngưng hoàn toàn những món ăn khoái khẩu như khoai tây chiên, kem lạnh, bánh ngọt, gà rán,... đặc biệt là trong những dịp tụ tập bạn bè. Bạn có thể thiết lập quy tắc 90:10, nghĩa là ăn 90% là thực phẩm sạch, 10% còn lại bạn có thể dành cho những món ăn mà bạn thích. 2. Ăn thực phẩm hữu cơ khi bạn có cơ hội lựa chọn. Thực phẩm hữu cơ, nghĩa là chúng được nuôi trồng theo phương thức tự nhiên, không thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hay chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng. Nếu chi phí quá đắt đỏ, bạn có thể cân nhắc lựa chọn việc tự trồng rau trên sân thượng, ngoài ban công, vừa để thư giãn, vừa làm phong phú thêm bữa ăn gia đình. 3. Cắt giảm tất cả chất ngọt nhân tạo có trong đồ uống soda, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp. Nghiên cứu chỉ ra những chất ngọt này có nguy cơ cao gây béo phì, tiểu đường và các vấn đề về tim mạch. 4. Đọc hiểu rõ ràng thành phần nguyên liệu được in phía sau nhãn thực phẩm để chắc chắn mình nạp vào cơ thể những gì. 5. Ưu tiên rau quả bởi nó cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng nhưng lại ít calo, không đường và chất bảo quản giúp cơ thể không tăng cân hay gặp những vấn đề về sức khỏe khác. 6. Hãy hạn chế sử dụng tinh bột trắng như gạo xát quá kĩ, bánh mì trắng, thay vào đó bạn nên dùng gạo lứt, yến mạch, hạt kê, quinoa,... Những thực phẩm này còn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ và các chất chống oxi hóa ở lớp vỏ cám, giúp bạn nạp năng lượng mà không bị tăng cân.

7. Tranh thủ nấu ăn ở nhà. Chúng ta khó lòng nắm được nguồn gốc nguyên liệu và phụ gia dùng để chế biến các món ăn ở tiệm ăn, nhà hàng hay thức ăn chế biến sẵn. Tự nấu ăn là cách tốt nhất để sử dụng nguồn thực phẩm tươi ngon. 8. Ăn chậm, nhai kỹ từng miếng một, không dùng các thiết bị điện tử hay xem phim cùng lúc ăn để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị và giúp tiêu hóa tốt nhất. 9. Uống đủ nước là một thói quen rất tốt bởi vì nước giúp thải độc cơ thể một cách hiệu quả.

Ngày càng nhiều thông tin về thực phẩm tốt và "xấu", những cách ăn đúng và "sai" dường như ngày càng khiến con người lúng túng. Chỉ có bạn mới là người thiết kế cho mình một chế độ ăn phù hợp nhất để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế và không tốn quá nhiều thời gian. Hãy trở thành một người nội trợ thông minh thay vì dựa quá nhiều vào lý thuyết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét